Tin Tức Báo Quảng Ninh điện tử

Lối đi nào cho nghề chế tác than đá?

Thứ hai - 25/08/2014 04:12

Lối đi nào cho nghề chế tác than đá?

Theo tài liệu lịch sử, từ những năm cuối thế kỷ XIX, nghề thủ công điêu khắc trên than đá đã bắt đầu được hình thành ở Vùng mỏ Quảng Ninh, sau đó nó càng ngày càng phát triển rộng hơn. Đã có thời nghề điêu khắc than đá ở Quảng Ninh phát triển khá mạnh. Những năm 90 của thế kỷ trước, Hạ Long có cả một "làng nghề chế tác than đá", tập trung những thợ tay nghề cao làm "vệ tinh" cho Công ty Mỹ nghệ - Mỹ thuật Quảng Ninh. Sau khi Công ty này giải thể, thợ giỏi ra làm xưởng riêng, rồi tản mát dần. Một đoạn phố Lê Thánh Tông dưới chân núi Bài Thơ những năm trước "ngập" các cửa hàng trưng bày sản phẩm than đá, giờ chỉ còn vài điểm ít ỏi.

Theo tài liệu lịch sử, từ những năm cuối thế kỷ XIX, nghề thủ công điêu khắc trên than đá đã bắt đầu được hình thành ở Vùng mỏ Quảng Ninh, sau đó nó càng ngày càng phát triển rộng hơn. Đã có thời nghề điêu khắc than đá ở Quảng Ninh phát triển khá mạnh. Những năm 90 của thế kỷ trước, Hạ Long có cả một “làng nghề chế tác than đá”, tập trung những thợ tay nghề cao làm “vệ tinh” cho Công ty Mỹ nghệ - Mỹ thuật Quảng Ninh. Sau khi Công ty này giải thể, thợ giỏi ra làm xưởng riêng, rồi tản mát dần. Một đoạn phố Lê Thánh Tông dưới chân núi Bài Thơ những năm trước “ngập” các cửa hàng trưng bày sản phẩm than đá, giờ chỉ còn vài điểm ít ỏi.

Nhà điêu khắc Tâm Nhâm đang tạc tượng bằng chất liệu than đá.
Nhà điêu khắc Tâm Nhâm đang tạc tượng bằng chất liệu than đá.

Trong các nghệ nhân điêu khắc than đá ở Quảng Ninh, người ta thường nhắc nhiều tới Nguyễn Tâm Nhâm. Các tác phẩm bằng than đá của ông đã vang danh cả nước, thậm chí tiếng tăm còn được nhiều nhà sưu tầm, người làm nghệ thuật nước ngoài biết đến. Ðiêu khắc than của Tâm Nhâm đẹp, bởi ông khai thác ở mức cao nhất sức biểu cảm của chất liệu. Với 56 bức tượng than tạc chân dung danh hoạ Pi-cát-xô, ông đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận xác lập kỷ lục: “Người tạc chân dung Pi-cát-xô bằng than đá” nhiều nhất Việt Nam. Và về một mức độ nào đó, cũng có thể nói, chính những bức tượng làm bằng than đá của Tâm Nhâm đã khiến người ta biết tới giá trị của các tác phẩm than đá ở Quảng Ninh nhiều hơn...

Thế nhưng hiện nay những người gắn bó với nghề chế tác than đá như Tâm Nhâm ở Quảng Ninh không nhiều. Như một nghịch lý, trong khi Quảng Ninh đang kêu gọi sáng tạo nhiều sản phẩm làm đồ lưu niệm cho khách du lịch thì một sản phẩm truyền thống của chính những người thợ mỏ vùng đất này lại đang dần mất đi. Gia đình anh Nguyễn Tuấn Quyết, một trong những cơ sở sản xuất mỹ nghệ than đá tại TP Hạ Long không khỏi băn khoăn trước việc có nên tiếp tục phát triển nghề nữa không? Bởi theo anh, công việc này hiện tại mang lại thu nhập rất thấp. Anh Quyết cho biết: “Trước đây làm hàng mỹ nghệ than đá còn suôn sẻ, gọi là tạm đủ cho cuộc sống. Nhưng bây giờ, nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao, các mỏ có nguyên liệu không bán cho cá nhân với số lượng ít. Vì thế, để có nguyên liệu tiếp tục làm nghề, gia đình anh phải huy động những người nhặt than rơi tại các mỏ tìm nguyên liệu cho mình. Vậy mà, giá thành sản phẩm thì tăng chẳng đáng là bao”... Sản phẩm từ thợ chế tác phải qua tay các trung gian. Điều này làm cho giá sản phẩm đến tay người mua quá cao, khiến người làm khó trụ được với nghề, còn người mua lại không mấy mặn mà... Thêm nữa, nguồn nhân công, những người thợ lành nghề không còn nhiều. Hầu hết để chọn được một thợ làm chuyên thì phải qua đào tạo rất mất thời gian, nhưng khi đã lành nghề, do đồng lương nhận được thấp, họ cũng không mấy tha thiết với công việc bụi bẩn này. Đã có nhiều lớp thợ đi trước bỏ nghề, tìm hướng làm ăn khác. Hiện chẳng còn mấy những gia đình “cố sống cố chết” gắn bó với công việc chế tác than đá như nhà anh Nguyễn Tuấn Quyết nữa. Vậy mà như anh Quyết nói thì cứ đà này, có lẽ khoảng 5, 7 năm nữa, chắc gì gia đình anh còn duy trì được nghề, bởi thu nhập quá thấp.

Đây là một thực tế mà nếu không có hướng đi mới, e sẽ làm mất đi một nghề truyền thống mang đầy tính đặc trưng của Vùng mỏ này!

Tác giả bài viết: Giang Thanh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn