Hướng dẫn tải gamvip - 1G88.vin trên hệ điều hành IOS, ANDROID và trên PC. 88vin
Rss Feed










THPT Nguyễn Bình, huyện Đông Triều, Quảng Ninh
JW Player goes here
  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024-2025
  • Danh mục Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng...
  • Thông báo danh mục sách giáo sử dụng 2023- 2024
  • TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY GẬY TẠI HỘI KHỎE PHÙ...
  • Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường...
Tin nội bộ thptnguyenbinhqn.edu.vn
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC...
Nhà trường xin thông báo tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025
Danh mục Sách giáo khoa lớp...
Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng trong năm học 2024-2025 (Kèm theo biên bản ngày 26 tháng 3...
TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY...
Nối tiếp thành công của bộ môn Đá cầu, các vận động viên môn Đẩy gậy tiếp tục giành được những thành...
Xin chúc mừng và Vinh danh các...
Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Bình đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi...

"Em không hiểu sao các bạn lại... "dị ứng" với môn sử đến thế!"

Đăng lúc: Thứ ba - 17/06/2014 02:53 - Người đăng bài viết: Nguyễn Văn Tuyến

"Em không hiểu sao các bạn lại... "dị ứng" với môn sử đến thế!"

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Quảng Ninh vừa qua, trong số 14.461 thí sinh dự thi, chỉ có 1.980 em lựa chọn thi môn lịch sử (đạt tỷ lệ 13,3%). Đặc biệt, ở Hội đồng thi (HĐT) Trường THPT Ngô Quyền, duy nhất chỉ có 1 thí sinh chọn thi môn này; đó là Nguyễn Thế Vinh, học sinh lớp 12A7.
Nguyễn Thế Vinh, “Thí sinh đặc biệt” ở HĐT Trường PTTH Ngô Quyền.
Nguyễn Thế Vinh, “Thí sinh đặc biệt” ở HĐT Trường PTTH Ngô Quyền.

(Nguyễn Thế Vinh, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Ngô Quyền, trò chuyện với PV Báo Quảng Ninh)

Sau kỳ thi, chúng tôi đã trò chuyện với Nguyễn Thế Vinh, người mà các bạn em vẫn đùa mà phong cho danh hiệu “Thí sinh đặc biệt” của HĐT...

- Chào Nguyễn Thế Vinh. Vậy là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã kết thúc. Em thấy tâm trạng của mình thế nào? Kết quả làm bài thi của em tốt chứ?

+ Em thấy tâm trạng của mình rất thoải mái. Bao cố gắng, nỗ lực ôn luyện trong suốt 12 năm qua đã giúp em hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp. Giờ đây, dẫu chưa công bố kết quả, nhưng em vẫn có thể tự tin là mình đã “vượt qua chướng ngại vật” quan trọng đầu tiên…

- Điều gì khiến em tự tin vậy?

+ Vì cả những môn bắt buộc cũng như môn tự chọn, em nghĩ là mình đã cơ bản đạt yêu cầu. Nhất là đề thi các môn xã hội năm nay, cả văn học, địa lý hay lịch sử đều có đề cập đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Đây là một nội dung khá mở, mang tính thời sự cao. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học từ thầy cô, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, em đã vận dụng khá tốt câu hỏi liên hệ này. Về cơ bản thì đề thi các môn đều bám sát chương trình học, không đánh đố, lắt léo. Em tự tin rằng mình sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi năm nay. Chắc chắn, việc hoàn thành tốt kỳ thi là động lực giúp em vững tin bước vào kỳ thi Đại học sắp tới.

- Nét mới của kỳ thi năm nay là thí sinh chỉ phải thi 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn. Tại sao em lựa chọn môn lịch sử, trong khi rất nhiều thí sinh trên cả nước thường “né” môn này?

+ Đối với em, khi làm hay lựa chọn một điều gì đó thì đều phải bắt đầu từ niềm đam mê. Em đam mê môn lịch sử từ khi còn nhỏ. Từ bé, em đã được ông bà, bố mẹ kể nhiều về lịch sử hào hùng của đất nước, con người Việt Nam. Điều ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của em. Càng lớn, em càng tò mò, thích thú, học hỏi nhiều hơn những kiến thức về môn sử trên các loại sách báo và các trang mạng Internet. Suốt những năm qua, em luôn tự tìm tòi những phương pháp hay để mình có thể học môn sử hiệu quả hơn. Chính vì thế, em không hề thấy “ngại” môn sử, trái lại, đây còn là môn học cho em nhiều hứng thú…

- Có người nói môn sử khó học vì phải thuộc lòng quá nhiều… Em thấy thế nào?

+ Đó cũng là một lý do đấy chị ạ! Bởi học sử mà cứ thụ động, “học như vẹt” thì quả là khó học và chán thật! Em nghĩ, để tạo hứng thú cho mình khi học môn này, quan trọng nhất là phải hiểu bản chất của nội dung kiến thức, từ đó biết tư duy, sắp xếp, hệ thống lại cho khoa học. Tất nhiên, học sử thì là phải nhớ chính xác, không để sót ý, sót sự kiện v.v. nhưng phải biết cái gì cần nhớ, chứ không nhớ “như một cái máy”. Với kinh nghiệm của em, chỉ cần nhớ những ý lớn, ý chính, từ đó ta có thể phát triển ra các ý phụ. Và lúc ấy, việc tư duy về nó sẽ dễ dàng hơn, thấy thích học hơn. Em không hiểu vì sao môn sử lại không được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm như một số môn thi khác; nhưng theo em, nếu thi theo hình thức này sẽ rất hay, nó tránh được tình trạng “học vẹt” vốn vẫn là nguyên nhân gây “dị ứng”  cho học sinh khi phải học sử và thi sử. Vì có thể, khi không phải gò bó thi theo hình thức tự luận, các bạn sẽ tìm đến phương pháp “học hiểu”, thay vì “học vẹt” như hiện nay…

- Khi quyết định chọn thi môn sử, em có nghĩ mình “một mình một HĐT” thế này không? Nếu biết thì em có chọn thi không? Giả dụ (chỉ giả dụ thôi nhé) nếu không chọn môn sử mà chọn một môn khác, em có đảm bảo mình cũng thi tốt không?

+ Lúc đầu, khi đăng ký môn tự chọn, em không nghĩ rằng cả trường chỉ có một mình em thi môn lịch sử. Cho tới khi biết điều này thì không chỉ em mà cả bố mẹ cũng rất lo lắng. Điều làm em ngại nhất là việc hàng chục giám thị phải túc trực chỉ cho một mình em thi… Nghe nó kỳ kỳ thế nào ấy! Tuy nhiên, mọi chuyện đã diễn ra rất tốt đẹp, bố mẹ em được thầy cô động viên, giải thích, nên đã yên tâm hơn rất nhiều. Em cảm thấy rất cảm kích vì HĐT đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thi tại trường mà không phải thi ghép môn sử với các thí sinh ở HĐT khác. Được thi tại HĐT này rất thuận lợi cho em vì việc đi lại thuận tiện, nếu phải thi ở một HĐT khác, chắc chắn em sẽ phải mất thêm nhiều thời gian di chuyển, có thể điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài thi của em. À, còn chị hỏi nếu biết phải “một mình một phòng thi” thì em có chọn môn sử không ư? Em vẫn chọn chị ạ! Vì em rất tự tin với những kiến thức lịch sử mình đã tích luỹ. Dù phải thi một mình một phòng nhưng em thấy tâm trạng hoàn toàn thoải mái! Còn tất nhiên, nếu không chọn môn sử mà chọn một môn khác cũng không sao, bởi em học cũng khá đều các môn. Nhưng nói gì thì nói, môn sử vẫn là môn em yêu thích nhất. Em thực sự không hiểu vì sao nhiều bạn lại “dị ứng” với môn này!

- Nghe các thầy cô trong Trường nói, năm học vừa qua em đã đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh. Có phải đây cũng là  nguyên nhân khiến em tự tin khi chọn thi tốt nghiệp môn học này?

+ Vâng ạ! Nhưng chỉ là giải Khuyến khích thôi! Hay nói cách khác, với số đông thì em có “nhỉnh” hơn, nhưng so với nhiều bạn trong đội tuyển học sinh giỏi thì thành tích của em chưa thấm thía gì! Có điều, cho dù vậy, em vẫn thấy thích học sử và thích thử sức mình trong những kỳ thi sử…

- Em đánh giá như thế nào về chất lượng dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện nay?

+ Em vẫn còn nhớ, năm ngoái khi Bộ GD&ĐT công bố danh sách các môn thi tốt nghiệp THPT mà không có môn lịch sử thì trên Interrnet có phát nhiều hình ảnh học sinh ở một số nơi xé hết đề cương ôn thi môn lịch sử với sự vui mừng không giấu giếm… Lúc đấy em đã nghĩ tại sao môn lịch sử lại bị các bạn học sinh sợ hãi đến vậy nhỉ? Phải chăng điều này cũng đã phần nào nói lên rằng việc dạy và học môn này trong nhà trường đang “có vấn đề” không?

- Vậy theo em “vấn đề” là gì?

+ Là một học sinh, em nghĩ mình chưa đủ sự hiểu biết để phân tích, mổ xẻ… Nhưng em đồng tình với ý kiến của một số thầy cô, chuyên gia v.v. đã trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng; rằng chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử ở cấp THCS và THPT tuy đã có nhiều sửa đổi nhưng vẫn nặng về lý thuyết, yêu cầu đặt ra quá cao, nội dung quá nhiều. Con số nối tiếp con số. Nhiều trích đoạn phải dẫn nguyên văn mà chỉ cần thiếu một chữ sẽ sai toàn bộ kiến thức. Vậy nên học sinh không “học vẹt” sẽ bị trượt trong các kỳ thi! Từ đó nó làm cho việc học sử trở nên khô khan, nhàm chán. Mà càng nhàm chán càng dễ lẫn lộn các sự kiện, nhân vật... Theo em thấy, trên thực tế ở trường học, việc các thầy cô giáo khai thác các phương tiện phụ trợ cho việc học sử như: Truyện tranh, băng hình về lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu về sự kiện hoặc nhân vật lịch sử… để giờ học thêm sinh động còn chưa nhiều. Ở nhiều trường, môn lịch sử chủ yếu vẫn bị học “chay”. Việc tổ chức các buổi tham quan các Di tích lịch sử ở địa phương còn chưa thường xuyên. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh ở môn lịch sử cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi chủ yếu yêu cầu học thuộc lòng, ít tạo cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ và hình thành kỹ năng nghiên cứu...

- Dự định của em là sẽ thi vào Trường Đại học nào? Nó có liên quan nhiều đến môn sử mà em yêu thích không?

+ Em dự định sẽ thi khối C (văn, sử, địa) vào Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Kinh tế. Vậy nên những kiến thức về môn sử đóng vai trò rất quan trọng, ít nhất là cho kỳ thi Đại học sắp tới. Còn nếu đỗ vào Trường Luật, dẫu là khoa Kinh tế hay khoa gì đi nữa, em nghĩ kiến thức, sự hiểu biết lịch sử tuy không trực tiếp, nhưng vẫn luôn cần thiết…

- Em nói rất đúng! Không có sự hiểu biết về lịch sử thì làm sao đi tới tương lai được! Cảm ơn em về cuộc trò chuyện rất bổ ích này.

Tác giả bài viết: Lan Anh
Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Menu chức năng thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn

Tài nguyên mới

Giấy xin phép

Mẫu giấy xin phép cho các cán bộ giáo viên, nhân viên trương trường

Down: 71 View: 2637

bài 12: Kiểu Xâu - Tin hoc 11

Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.

Down: 1118 View: 6804

Bài 4: Cấu trúc bảng - Tin học 12

Bảng dùng để lưu dữ liệu. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Bảng gồm có các hàng và các cột.
 

Down: 715 View: 6075

Thông tư quy định về Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,

Down: 891 View: 4911

Đề KT HK1 K12 2012-2013


Down: 58 View: 1788

Unit4. Special Education


Down: 9 View: 1622

Ga TA 11 (2012-2013)


Down: 78 View: 1720

Đề KT số 1 HK1 K10


Down: 38 View: 1664

Văn bản mới

Cây thư viện

Open all | Close all
TT Lớp HT NN tổng
1 B1 17 23 36
2 B2 17 16 36
3 C1 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tuần 1/tháng 12
TT Lớp HT NN tổng
1 A3 17 23 36
2 B6 17 16 36
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tin mới thptnguyenbinhqn.edu.vn
 Danh ngôn
“Tiên học lễ, hậu học văn” – giáo dục là điều tất yếu để dẫn đến thành công. Bạn muốn thành công? Hãy đọc danh ngôn giáo dục.

1) Trần Thị Nhan
Ngày sinh: 28/05/1983

 Thăm dò ý kiến

Nhận xét về website

Website thân thiện

Nội dung đặc sắc

Liên tục cập nhật

Tất cả các ý kiến trên

tải gamvip club

Email

  • Tài khoản
  • Mật khẩu
  • Loại email
Cơ sở dữ liệu nghành
Quản lí thư viện trường
Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh




 
Chuyển đổi ngôn ngữ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 132
  • Tổng lượt truy cập: 6718161
TIN TỨC TỪ DIỄN ĐÀN