Ngành Giao thông Quảng Ninh: Nỗ lực trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ và khắc phục "điểm đen"

Ngành Giao thông Quảng Ninh: Nỗ lực trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ và khắc phục

Ngành Giao thông Quảng Ninh: Nỗ lực trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ và khắc phục "điểm đen"

Trong những năm qua, bên cạnh việc tập trung cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, không thể không nói đến công tác quản lý hạ tầng trong việc xoá "điểm đen" và bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn quản lý và uỷ thác quản lý của Bộ GT-VT.

Trong những năm qua, bên cạnh việc tập trung cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, không thể không nói đến công tác quản lý hạ tầng trong việc xoá “điểm đen” và bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn quản lý và uỷ thác quản lý của Bộ GT-VT. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ, đầu tháng 4-2014, Sở GT-VT Quảng Ninh đã thành lập Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông trực thuộc Sở để quản lý, điều hành các nguồn vốn sự nghiệp giao thông, vốn bảo trì đường bộ Trung ương và địa phương.

Sửa chữa khe co giãn cầu Lộ Phong, QL18.
Sửa chữa khe co giãn cầu Lộ Phong, QL18.

Để làm tốt khâu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, Sở GT-VT Quảng Ninh đã đặt hàng với các nhà thầu truyền thống trong tỉnh (có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ; đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn; tay nghề của cán bộ, công nhân lao động của đơn vị cao), công tác này được tiến hành thường xuyên, định kỳ nhằm bảo vệ, giữ gìn, đề phòng hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ, duy trì tình trạng kỹ thuật ban đầu, nâng cao tuổi thọ các tuyến đường và hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, việc sửa chữa định kỳ các tuyến quốc lộ, đường tỉnh được Sở GT-VT thực hiện bằng cách chỉ định thầu, đấu thầu các danh mục sửa chữa trên các tuyến đường (theo quy định). Qua đó, trong năm 2013, công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến quốc lộ QL 10, 18, 279, 4B, 18C, 18B và cầu Bãi Cháy gồm 14 danh mục làm mới, 5 danh mục chuyển tiếp, 3 danh mục khắc phục hậu quả lụt bão, đảm bảo giao thông bước 1, tổng kinh phí trên 33 tỷ đồng. Các tuyến đường tỉnh gồm 11 danh mục kinh phí 30 tỷ đồng. Năm 2014, kế hoạch vốn cho xử lý “điểm đen” và bảo trì đường bộ trên 115 tỷ đồng, 7 tháng đầu năm đã cấp được 73 tỷ đồng, trong đó giải ngân được 53 tỷ đồng. Tập trung triển khai các công trình chuyển tiếp năm 2013 gồm 10 công trình và làm mới 10 công trình như: Chỉnh trang, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ và thiết bị đảm bảo ATGT đoạn Km107-Km287+620 QL18; xử lý điểm đen đoạn Km128+270-Km129, đoạn Km219+800-Km220+400 QL18; sửa chữa nền, mặt đường đoạn Km0-Km7+500 QL279; xử lý điểm đen đoạn Km157-Km160 và nút giao Km161 QL18…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông cho biết: Trong thời gian tới ngành GT-VT sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý bảo trì các tuyến đường được giao quản lý. Đẩy nhanh các công trình sửa chữa cầu đường bộ Trung ương và địa phương theo kế hoạch. Phối hợp các đơn vị tập trung rà soát các vị trí có nguy cơ gây mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn tỉnh để đề xuất nội dung, phương án sửa chữa, bảo trì công trình. Đối với các công trình đang thi công dở dang, tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng, phấn đấu hoàn thành nghiệm thu, thanh toán xong trong quý III-2014. Đặc biệt đối với các danh mục công trình sửa chữa định kỳ thuộc nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ đã được ghi vốn sẽ phấn đấu hoàn thành trước 31-12-2014.

Có thể nhận thấy rằng, việc nỗ lực khắc phục các “điểm đen” mất ATGT và thực hiện tốt công tác bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của ngành GT-VT.

Tác giả bài viết: Thái Cảnh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình