Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc: Chính sách vẫn nằm trên giấy

Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc: Chính sách vẫn nằm trên giấy

Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc: Chính sách vẫn nằm trên giấy

Sau hơn 1 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo NĐ 60 của Chính phủ về việc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 3 tháng/lần, ở nhiều DN chính sách này vẫn chỉ nằm trên giấy.

Sau hơn 1 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo  NĐ 60 của Chính phủ về việc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 3 tháng/lần, ở nhiều DN chính sách này vẫn chỉ nằm trên giấy.

LĐLĐ TP Hạ Long tổ chức tư vấn phổ biến pháp luật cho CNLĐ KCN Cái Lân, TP Hạ Long.
LĐLĐ TP Hạ Long tổ chức tư vấn phổ biến pháp luật cho CNLĐ KCN Cái Lân, TP Hạ Long.

Rất ít doanh nghiệp thực hiện

Nghị định quy định, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do chủ sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 3 tháng 1 lần để trao đổi, thảo luận về các vấn đề như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thoả thuận khác tại nơi làm việc; yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với chủ sử dụng lao động cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tập thể người lao động. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại trùng với thời gian tổ chức Hội nghị người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức riêng đối thoại định kỳ.

Nghị định lần này khắc phục được hạn chế của những nghị định trước về thực hiện quy chế dân chủ và cụ thể hoá một quy định của Bộ luật Lao động về đối thoại tại nơi làm việc. Đồng thời theo đó còn có quy định chế tài xử phạt về hành vi vi phạm. Để triển khai nghị định này UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đều đã ra các văn bản hướng dẫn thực hiện về việc thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc. LĐLĐ tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho hàng trăm cán bộ công đoàn, chủ doanh nghiệp về công tác thực hiện Quy chế dân chủ và đối thoại tại nơi làm việc. Tuy nhiên, qua nắm tình hình ở các doanh nghiệp, ngoài các đơn vị ngành Than thực hiện rất tốt chính sách này thì hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực hiện.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Quảng Ninh, Phó ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ tỉnh) cho biết: Hiện nay, các đơn vị ngành Than làm rất tốt công tác đối thoại định kỳ và một số ít các đơn vị khác đã triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tại phần lớn các doanh nghiệp thì chính sách này vẫn chỉ nằm trên giấy.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 559/654 (đạt 85,9%) doanh nghiệp có CĐCS tổ chức hội nghị người lao động, đây là tiền đề tốt để tiến đến tổ chức đối thoại và khi tổ chức hội nghị người lao động là đã bầu các thành viên tham gia đối thoại. Thế nhưng trong số 559 doanh nghiệp này cũng rất ít đơn vị tổ chức đối thoại định kỳ. Bên cạnh đó, Nghị định quy định cả các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cũng phải tổ chức hội nghị người lao động thế nhưng theo “tính khẽ” của ông Khánh trên địa bàn tỉnh có đến 4.000 doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 người trở lên chưa có tổ chức công đoàn không tổ chức được hội nghị người lao động thì nói gì đến tổ chức đối thoại. Trong khi đó, người lao động ở các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn có nhu cầu thì đề xuất với công đoàn cấp trên cơ sở đại diện tổ chức hội nghị người lao động và đối thoại cho họ nhưng thực tế người lao động ở những nơi không có tổ chức công đoàn còn chẳng biết đến Hội nghị người lao động, nói gì đến nghị định số 60…

Cần triển khai quyết liệt hơn

Thực tế, để chính sách đi vào cuộc sống là trách nhiệm của các cơ quan chức năng toàn tỉnh, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan sát sao với doanh nghiệp và người lao động ở cấp địa phương. Ông Đỗ Văn Khánh cũng nhận định: Thực trạng là rất nhiều các cơ quan chức năng cấp xã, phường thiếu sự quan tâm, thờ ơ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chính sách này của nhà nước. Còn LĐLĐ các cấp thì cũng chưa thể với được tới các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

Tại điều 11 Nghị định 95 ngày 22-8-2013 quy định: Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc phạt cảnh cáo từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định; phạt từ 2-5 triệu đồng với người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại định kỳ 3 tháng 1 lần. Như vậy, tính từ khi các cơ quan chức năng của tỉnh ra văn bản hướng dẫn thực hiện đối thoại định kỳ đến nay đã là 8 tháng thì chí ít đã phải có 2 lần đối thoại định kỳ với người lao động. Trường hợp đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động cùng với thời điểm phải thực hiện đối thoại thì cũng phải có ít nhất một lần tổ chức đối thoại định kỳ nhưng đến nay hầu như chưa có doanh nghiệp nào tổ chức hoạt động đối thoại này. Trong khi đó cơ quan được thực hiện xử phạt là Sở LĐ-TB&XH thì đội ngũ cán bộ quá mỏng, không đủ biên chế và kinh phí để đi kiểm tra, lập biên bản xử phạt. Vì thế nên công tác thanh kiểm tra đã không theo kịp thực tế. Hơn nữa, người lao động hầu hết cũng không hiểu về pháp luật hoặc có hiểu thì ngại va chạm và sợ mất việc làm nên cũng đành im lặng. Còn phía người sử dụng lao động thực tế nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm, có đoàn kiểm tra tới thì viện dẫn đủ muôn vàn lý do khó khăn.

Do đó, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở của tỉnh cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ cấp huyện và các cơ sở cần quan tâm sát sao tới việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị định 60 và phải làm quyết liệt ngay từ đầu tránh tình trạng chính sách chết yểu. Hơn nữa, đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa việc quản lý thực hiện quy chế dân chủ vào chỉ tiêu thi đua hàng năm thì các đơn vị này mới thực sự có trách nhiệm triển khai. Định kỳ phải ra thông báo các kết quả thực hiện, nêu tên danh sách các đơn vị không thực hiện. Sau 2 quý các doanh nghiệp cố tình không thực hiện thì phải xử phạt nghiêm.

Về phía công đoàn cần coi quy chế dân chủ là cái gậy của mình trong các bước đi để yêu cầu doanh nghiệp phối hợp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bởi công đoàn có quyền đứng ra tổ chức đối thoại và đại diện cho người lao động. Thế nhưng dù quyền đã có trong tay nhưng thực tế không mấy đơn vị phát huy được quyền này nên CĐCS cần phải khéo léo, kiên quyết hơn nữa trong tổ chức các hội nghị người lao động, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ đó từng bước thực hiện các quy định trong quy chế dân chủ trong đó có đối thoại với người lao động.

Tác giả bài viết: Trung Anh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình