Tăng cường liên kết, phối hợp - Hướng đi cho bước khởi đầu

Tăng cường liên kết, phối hợp - Hướng đi cho bước khởi đầu

Tăng cường liên kết, phối hợp - Hướng đi cho bước khởi đầu

Trường Đại học Hạ Long được thành lập dựa trên cơ sở hai trường CĐ Sư phạm Quảng Ninh và CĐ VH,NT&DL Hạ Long, trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho Quảng Ninh mà còn cho các tỉnh lân cận.

Trường Đại học Hạ Long được thành lập dựa trên cơ sở hai trường CĐ Sư phạm Quảng Ninh và CĐ VH,NT&DL Hạ Long, trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho Quảng Ninh mà còn cho các tỉnh lân cận. Trường được xây dựng định hướng hệ thống đào tạo theo mô hình đa cấp, đa ngành, đa cơ sở, đạt đẳng cấp quốc tế trong một số ngành đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu này trong thời gian tới thì việc liên kết, phối hợp đào tạo sẽ là tiền đề quan trọng giúp công tác đào tạo của nhà trường đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh tham quan Phòng Thực hành Tin học, Ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Tĩnh. Ảnh: Lan Anh
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh tham quan Phòng Thực hành Tin học, Ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Tĩnh. Ảnh: Lan Anh

Hiện hai trường sáp nhập của Đại học Hạ Long có 23 mã ngành đào tạo, với 257 giảng viên, trong số đó khoảng 50% giảng viên có trình độ sau đại học, đảm bảo cho quy mô đào tạo 4.000 HS, SV. Trường Đại học Hạ Long sau khi được thành lập, bên cạnh duy trì 23 mã ngành đào tạo cao đẳng, sẽ mở thêm một số mã ngành đào tạo trình độ đại học theo nhu cầu của xã hội, như Thuỷ sản, Quản trị du lịch và lữ hành, tiếng Anh, tiếng Trung… Quy mô đào tạo của trường cũng được điều chỉnh tăng dần, phù hợp với khả năng phát triển của nhà trường. Dự kiến, giai đoạn 1, trường có khoảng 4.000 HS, SV; giai đoạn 2 ổn định khoảng 7.000 HS, SV, tối đa là 10.000 HS, SV. Với các ngành nghề được mở rộng, quy mô đào tạo tăng thêm, thì việc tăng cường liên kết, phối hợp trong công tác đào tạo sẽ là giải pháp tạo tiền đề để nhà trường từng bước đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Trong Đề án thành lập Trường Đại học Hạ Long đã đưa ra những bước đi cụ thể trong công tác liên kết đào tạo. Theo đó, để chuẩn bị cho công tác đào tạo của nhà trường sau khi thành lập, sẽ tăng cường phối hợp với các trường để hỗ trợ đội ngũ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhà trường. Thời gian qua, tỉnh cũng đã có những buổi làm việc với một số trường đại học trong nước về việc liên kết, phối hợp trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Hạ Long. Qua đó, các trường này đã có kế hoạch hỗ trợ cụ thể những ngành nghề, lĩnh vực đào tạo cho Đại học Hạ Long. Cụ thể, Đại Học Nha Trang sẽ liên kết giúp đỡ đội ngũ giảng viên cho nhà trường trong giai đoạn 4 năm đầu mới thành lập (2015-2018) để giảng dạy khoa thuỷ sản; Đại học Quốc gia hỗ trợ giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên để giảng dạy tại khoa ngoại ngữ; Đại học Sư phạm Hà Nội hỗ trợ giảng viên cho các khoa sư phạm; Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội hỗ trợ Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Du lịch của Đại học Hạ Long…

Ngay sau khi thành lập, nhà trường sẽ tập trung nâng cấp công nghệ quản lý, chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình, các phần mềm quản lý và một số phương tiện, mô hình hiện có của các trường đại học liên kết. Trên cơ sở chính sách thu hút nhân tài của trường, nhà trường tăng cường đưa các cán bộ giảng viên có nhiều kinh nghiệm tập trung biên soạn tài liệu, chương trình, giáo trình và khai thác thế mạnh của các trường đại học trong nước, như: Bách Khoa, Kinh tế quốc dân, Nha Trang, Hà Tĩnh… và một số trường đại học lớn tại các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan… Mặt khác, nhà trường sẽ chủ động tham gia cùng với trường đại học cùng nhóm ngành đào tạo để liên kết đào tạo và phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy, đồng thời hoàn thành chương trình chuyên ngành, nội dung môn học, ngành học trên cơ sở các chương trình khung của Bộ GD-ĐT ban hành.

Với những giải pháp liên kết đào tạo cụ thể sẽ là tiền đề quan trọng phát huy hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường, góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, vì sự nghiệp xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình