Thực hiện học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học: Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Thực hiện học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học: Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Thực hiện học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học: Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, từ năm học 2009-2010, ngành Giáo dục Quảng Ninh tổ chức học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, nhất là ở các trường thuộc vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song bằng nhiều giải pháp thích hợp, việc thực hiện nội dung này đã góp phần tạo điều kiện để nhiều học sinh ở đây đạt chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, từ năm học 2009-2010, ngành Giáo dục Quảng Ninh tổ chức  học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, nhất là ở các trường thuộc vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song bằng nhiều giải pháp thích hợp, việc thực hiện nội dung này đã góp phần tạo điều kiện để nhiều học sinh ở đây đạt chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng.

Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Tiên Lãng (huyện Tiên Yên), một trong nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã tổ chức học 2 buổi/ngày. Ảnh: Phòng GD-ĐT huyện Tiên Yên.
Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Tiên Lãng (huyện Tiên Yên), một trong nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã tổ chức học 2 buổi/ngày. Ảnh: Phòng GD-ĐT huyện Tiên Yên.

Trường Tiểu học Phong Dụ 2 (huyện Tiên Yên) triển khai học 2 buổi/ngày từ năm học 2011-2012. Thời điểm ban đầu thực hiện, Trường gặp rất nhiều khó khăn. Trường có trên 98% số học sinh là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày, Dao. Phần lớn phụ huynh học sinh ở đây chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhiều học sinh còn nhỏ tuổi, nhưng đã sớm trở thành lao động trong gia đình. Cô giáo Đặng Thị Kim Thoa, Hiệu trưởng Nhà trường tâm sự: “Nói về vướng mắc thì nhiều lắm. Trong đó, phải kể đến đời sống, thu nhập của một bộ phận người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, chưa ổn định. Nhà trường có tới 4 điểm trường  (1 điểm chính, 3 điểm lẻ), các điểm lẻ nằm rải rác ở các thôn, bản cách xa điểm trường chính. Bên cạnh đó là thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất. Tuy nhiên, nhận thấy việc tổ chức 2 buổi học/ngày có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nên nhà trường đã cố gắng khắc phục khó khăn để triển khai”.

Ngay từ năm học đầu triển khai, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Phong Dụ 2 đã đến tận các gia đình để tuyên truyền vận động người dân đưa học sinh tới lớp, tạo điều kiện cho con em mình có quỹ thời gian học buổi 2. Đặc biệt, để có bữa ăn bán trú đầy đủ, nhà trường còn huy động phụ huynh góp tiền để mua thức ăn, thuê người nấu, góp công, góp củi, gạo, kết hợp với xã hội hoá nhằm tổ chức nấu ăn cho học sinh có nhà xa được ăn giữa buổi. Từ những giải pháp này, việc học 2 buổi/ngày của Trường đã từng bước tháo gỡ được khó khăn. Đến nay, Trường có 83/152 học sinh được học 2 buổi/ngày (chiếm 54,6%) tại điểm chính Hua Cầu và điểm lẻ Khe Soong. Hai điểm lẻ còn lại là Nà Lìn và Cao Lâm, tuy chưa thể bố trí học 2 buổi/ngày (tương đương với 10 buổi/tuần), nhưng nhà trường cũng đã bố trí tăng buổi so với trước đây, là học 7 buổi/tuần.

Trường Tiểu học Lê Lợi (huyện Hoành Bồ), lãnh đạo nhà trường cũng rất chú trọng, quan tâm tới đẩy mạnh học 2 buổi/ngày. Hiện Trường có 372/407 học sinh (chiếm 91,4%) được học 2 buổi/ngày. Ngay từ khi triển khai nội dung này, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo về nội dung, chương trình, thời gian quy định của Bộ GD-ĐT. Trường còn chủ động đề nghị với Phòng GD-ĐT huyện tăng thêm biên chế, nhằm đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp để bố trí dạy đủ các môn học. Đến nay, Trường có 35 biên chế, tăng 2 biên chế so với năm học 2010-2011. Theo cô giáo Trần Thị Thư, Hiệu trưởng nhà trường, thì giải pháp cơ bản mà Trường đã và đang thực hiện hiệu quả là đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch. Buổi học 2, Trường chủ yếu bố trí cho học sinh ôn luyện, học các môn năng khiếu. Việc tổ chức dạy học được phân theo phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trường còn đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình ngoại khoá, giúp các em không thấy mệt mỏi, sức ép với khối lượng học tập.

Năm học 2009-2010, toàn tỉnh có 113/221 trường có cấp tiểu học triển khai học 2 buổi/ngày, chiếm 51,1%; đến nay, con số này là 153/224, chiếm 68,3%. Đây thực sự là tín hiệu vui khi mà số lượng các trường triển khai nội dung này tăng, chất lượng giáo dục qua đó cũng được nâng lên. Để phát huy hiệu quả, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch và tranh thủ mọi nguồn lực xã hội hoá để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh và ngành Giáo dục, những khó khăn về đội ngũ giáo viên, thiếu phòng học... dần được tháo gỡ, từng bước tạo điều kiện đưa chất lượng giáo dục miền núi tiến gần với miền xuôi.

Tác giả bài viết: Lan Anh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình