Hướng dẫn tải gamvip - 1G88.vin trên hệ điều hành IOS, ANDROID và trên PC. 88vin
Rss Feed










THPT Nguyễn Bình, huyện Đông Triều, Quảng Ninh
JW Player goes here
  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024-2025
  • Danh mục Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng...
  • Thông báo danh mục sách giáo sử dụng 2023- 2024
  • TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY GẬY TẠI HỘI KHỎE PHÙ...
  • Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường...
Tin nội bộ thptnguyenbinhqn.edu.vn
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC...
Nhà trường xin thông báo tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025
Danh mục Sách giáo khoa lớp...
Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng trong năm học 2024-2025 (Kèm theo biên bản ngày 26 tháng 3...
TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY...
Nối tiếp thành công của bộ môn Đá cầu, các vận động viên môn Đẩy gậy tiếp tục giành được những thành...
Xin chúc mừng và Vinh danh các...
Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Bình đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi...

Ngày mới ở Lấu Gìn Tồng

Đăng lúc: Thứ hai - 06/10/2014 06:08 - Người đăng bài viết: Nguyễn Văn Tuyến
Ngày mới ở Lấu Gìn Tồng

Ngày mới ở Lấu Gìn Tồng

Khát vọng vươn lên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc chính là động lực để người dân thôn Lấu Gìn Tồng nỗ lực hơn nữa trong lao động sản xuất.

Thôn Lấu Gìn Tồng - cái tên không dễ đọc nhưng đã trở thành quen thuộc ở xã Yên Than nói riêng, huyện Tiên Yên nói chung. Trước đây, Lấu Gìn Tồng “nổi tiếng” vì là một thôn đặc biệt khó khăn, cuộc sống của người dân bấp bênh, nghèo khó, thường xuyên phải nhận trợ cấp của huyện, của tỉnh. Bây giờ, nhắc đến Lấu Gìn Tồng người ta nhắc đến như một điểm sáng của nông thôn mới, nhắc đến sự phát triển đổi thay vượt bậc trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Đường vào thôn Lấu Gìn Tồng.
Đường vào thôn Lấu Gìn Tồng.

Thênh thang con đường mơ ước

Từ xã Yên Than (huyện Tiên Yên), chúng tôi chỉ mất 15 phút đồng hồ chạy xe máy để tới Lấu Gìn Tồng. Nếu cứ hình dung về một thôn vùng cao có 100% là người dân tộc thiểu số với những con đường đất gập ghềnh sỏi đá, chi chít “ổ voi” và “ổ gà”; những ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn thì ai cũng ngạc nhiên với Lấu Gìn Tồng. Hai bên con đường bê tông rộng thênh thang, thẳng tắp dẫn vào thôn là những cánh đồng lúa xanh mướt, những ruộng ngô tươi tốt, đang kỳ trổ bông xen lẫn những ngôi nhà mái ngói khang trang. Ông Chìu Chăn Sày, Trưởng thôn và cũng là người dẫn đường cho chúng tôi bảo: “Từ khi có con đường nông thôn mới này, cuộc sống của bà con trong thôn phát triển hơn hẳn. Khoảng cách giữa các nhà trong thôn được rút ngắn. Đường sá, giao thông đi lại thuận tiện nên việc trao đổi, mua bán hàng hoá cũng dễ dàng hơn. Chính vì vậy, những năm gần đây, Lấu Gìn Tồng như khoác thêm chiếc áo mới, đẹp đẽ và văn minh hơn nhiều”. Theo như ông Sày, con đường mà chúng tôi đang đi trước đây là đường đất nhỏ, gập ghềnh toàn đá sỏi. Cứ đến mùa mưa bão, những “ổ voi”, “ổ gà” sâu hoắm trên con đường “đau khổ” dài hơn 3km này lại ngập đầy sình lầy và bùn đất nhão nhoét. Vì là con đường độc đạo dẫn vào thôn nên nhiều năm liền, người dân nơi đây phải chịu cảnh lội đường.

Thấy chúng tôi nói chuyện về con đường thôn, anh Bàn Văn Sinh - một người dân trong thôn kể: “Nghĩ đến cảnh phải lội qua con đường đất này những năm trước, đến giờ tôi vẫn cảm thấy lạnh hết cả người. Mỗi lần mưa xuống, con đường này khó đi vô cùng. Để có thể về đến nhà, đi xe máy phải gồng hết cả người lên để lái xe cho khỏi ngã. Có những đoạn bùn ngập sâu hết nửa bánh xe thì lại phải xuống đẩy. Đi hai người thì còn có người đẩy hộ, chứ đi một mình thì cứ mất khoảng hơn 1 tiếng mới thoát khỏi con đường ấy là chuyện bình thường”.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, tháng 6-2014, con đường này đã chính thức được khởi công xây dựng, trải dài qua 4 thôn xã Yên Than: Tài Thán, Lấu Gìn Tồng, Phố Cũ, Nà Lộc, dài 9,2km. Để việc thi công con đường đúng tiến độ, Lấu Gìn Tồng đã có cách làm sáng tạo. Ông Sày cho biết: Khi làm con đường này, 4 thôn đã thống nhất, đoạn đường nằm ở thôn nào thì thôn đó phải có trách nhiệm bảo quản. Chính vì vậy, trong giai đoạn tưới mặt đường, ông Sày đã quán triệt và huy động toàn bộ người dân tham gia xây dựng. Cứ 3-5 gia đình làm 1 ngày. Những hộ này phải có trách nhiệm dùng lưới giăng kín mặt đường để tránh gia súc, gia cầm đi vào phần đường đang thi công. Những hôm trời nắng to, người dân phải đổ nước tưới mặt đường, giảm nhiệt, giúp mặt đường không bị nứt.

Nhờ có con đường mới, cuộc sống của người dân Lấu Gìn Tồng đổi thay từng ngày. Đặc biệt, lũ trẻ con trong thôn không còn phải nghỉ học mỗi khi trời mưa bão về như trước kia...

Ông Chìu Chăn Sày với mô hình nuôi lợn phát triển kinh tế.
Ông Chìu Chăn Sày với mô hình nuôi lợn phát triển kinh tế.

Đổi đời nhờ nông thôn mới

Con đường to đẹp, những ngôi nhà khang trang và ruộng lúa xanh mướt không phải là điều cuối cùng khiến chúng tôi ngạc nhiên về Lấu Gìn Tồng. Được mời ăn cơm tối ở nhà trưởng thôn, nhưng chúng tôi vẫn tranh thủ đảo qua vài nhà trong giờ ăn cơm tối và được chứng kiến những bữa cơm ấm cúng, những mâm cơm đầy đủ thịt, cá - minh chứng cho một cuộc sống no đủ. Về kể với ông Chìu Chăn Sày, ông cười: “Ngày xưa, chúng tôi đến cơm cũng chẳng có mà ăn chứ ai dám nghĩ đến thịt, cá. Thế nhưng, bây giờ cuộc sống tốt hơn nhiều rồi. Hầu như bữa cơm nào cũng có thịt, cá hoặc trứng để thay đổi hàng ngày”. Rồi ông trầm ngâm nói: “Trước đây kể cũng khổ. Cơm không có ăn. Áo mặc cũng thiếu. Ti vi thì cả thôn chỉ mỗi vài nhà có. Cứ khi nào muốn xem thì mọi người lại kéo nhau đến nhà người ta xem nhờ. Nay, gần như 100% các hộ trong thôn đều có ti vi xem. Nhiều hộ có điều kiện còn mua cả đầu kỹ thuật số, đầu đĩa”. Ông trưởng thôn còn cho biết thêm: Đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Không chỉ thưởng thức văn hoá, văn nghệ qua báo chí, truyền hình, phát thanh mà người dân trong thôn còn thường xuyên luyện tập văn nghệ. Cứ thứ 7 hàng tuần, mọi người dân trong thôn lại tụ họp, quây quần bên nhau tại Nhà văn hoá thôn để sinh hoạt, giao lưu văn nghệ, truyền dạy kỹ thuật hát những làn điệu dân ca của dân tộc.

Cầm điều khiển tắt tiếng ti vi, ông Sày bảo: “Các cô để ý xem, có nhà đang đánh đàn tính đấy...”. Nói rồi ông bật chiếc đèn pin nhỏ đưa chúng tôi men theo đường bờ ruộng rộng chừng nửa mét để đến nhà ông Hoàng Đình Đậu (SN 1945), chủ nhân của tiếng đàn. Ông Hoàng Đình Đậu là cây văn nghệ trong Đội văn nghệ của thôn. Ông Đậu tâm sự: “Tôi thích đàn lắm. Cứ lúc nào rảnh là tôi mang đàn ra đánh. Thậm chí, nằm ngủ tôi cũng mơ thấy mình được đi biểu diễn hát then ở trên tỉnh”.

Tối rỗi rãi ông Hoàng Đình Đậu, cây văn nghệ của Lấu Gìn Tồng lại luyện đàn tính.
Tối rỗi rãi ông Hoàng Đình Đậu, cây văn nghệ của Lấu Gìn Tồng lại luyện đàn tính.

Đi cả buổi mệt và được hưởng không khí mát mẻ, trong lành ở vùng cao, chúng tôi đánh một giấc đến tận 7 giờ sáng hôm sau. Bước ra đường thôn, đón chúng tôi là sự vắng lặng đến ngạc nhiên. Mang theo thắc mắc, chúng tôi quay trở lại nhà trưởng thôn. Dường như đọc được suy nghĩ của chúng tôi, ông trưởng thôn giải thích: “Thôn này, cứ tầm 7 giờ sáng là mọi người đi vắng hết. Trẻ con thì đi học, người lớn thì lên nương. Nhiều người không lên nương thì tranh thủ xuống trung tâm xã làm thuê cho người ta kiếm thêm thu nhập. Gia đình tôi cũng vậy. Ngày nào vợ tôi cũng đi chăn trâu ngoài đồng từ sớm, tôi thì lên mấy khu rừng ven thôn bắt ong, lấy mật. Chăm chỉ bắt ong cả ngày, mỗi ngày cũng phải thu được tầm 400.000 đồng tiền bán mật. Bà con ai cũng nhận thức được là chỉ có lười mới nghèo, chỉ có người nào không có sức lao động mới chịu nghèo thôi”.

Trước đây, nhận thức của bà con dân tộc ở trong thôn còn hạn chế. Bà con chỉ biết cấy 1 vụ lúa/năm nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, giống, khuyến khích áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất, bà con trong thôn đã biết cấy 2 vụ lúa/năm, ngoài ra, bà con còn gối vụ bằng các loại ngô, rau, hay là các loại cây trồng trái vụ khác. Nhiều hộ dân đã mua máy cày, máy gặt để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện toàn thôn có 47 hộ thì có tới 27 hộ có máy cày và 16 hộ có máy cắt lúa. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do huyện tổ chức. Từ đó, nhiều gia đình đã mạnh dạn tham khảo và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất như: Mô hình nuôi dê, lợn... mang lại thu nhập đáng kể.

Ông Triệu Tiến Sáu, một điển hình trong phát triển kinh tế của Lấu Gìn Tồng chia sẻ: “Ngày trước, chúng tôi nghèo vì thiếu hiểu biết, vì ngại làm, nhưng giờ có đường, có điện, có mọi điều kiện thuận lợi, rồi còn được cán bộ tuyên truyền nên chúng tôi hiểu biết hơn, dám làm hơn. Cả năm ruộng đất của chúng tôi không bỏ hoang ngày nào. Chúng tôi cũng không có thời gian nông nhàn vì còn phải tranh thủ nuôi ong, nuôi lợn, đi rừng... Như thế, mới có kinh tế, mới có cuộc sống tốt đẹp hơn...”.

Tác giả bài viết: Trúc Linh
Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Menu chức năng thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn

Tài nguyên mới

Giấy xin phép

Mẫu giấy xin phép cho các cán bộ giáo viên, nhân viên trương trường

Down: 71 View: 2636

bài 12: Kiểu Xâu - Tin hoc 11

Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.

Down: 1118 View: 6804

Bài 4: Cấu trúc bảng - Tin học 12

Bảng dùng để lưu dữ liệu. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Bảng gồm có các hàng và các cột.
 

Down: 715 View: 6075

Thông tư quy định về Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,

Down: 891 View: 4909

Đề KT HK1 K12 2012-2013


Down: 58 View: 1788

Unit4. Special Education


Down: 9 View: 1621

Ga TA 11 (2012-2013)


Down: 78 View: 1720

Đề KT số 1 HK1 K10


Down: 38 View: 1664

Văn bản mới

Cây thư viện

Open all | Close all
TT Lớp HT NN tổng
1 B1 17 23 36
2 B2 17 16 36
3 C1 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tuần 1/tháng 12
TT Lớp HT NN tổng
1 A3 17 23 36
2 B6 17 16 36
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tin mới thptnguyenbinhqn.edu.vn
 Danh ngôn
Người ta thường nói gộp chung khoa học và kiến thức. Đây là một ý kiến sai lệch. Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức, cũng chính là bản lĩnh vận dụng kiến thức.

1) Trần Thị Nhan
Ngày sinh: 28/05/1983

 Thăm dò ý kiến

Nhận xét về website

Website thân thiện

Nội dung đặc sắc

Liên tục cập nhật

Tất cả các ý kiến trên

tải gamvip club

Email

  • Tài khoản
  • Mật khẩu
  • Loại email
Cơ sở dữ liệu nghành
Quản lí thư viện trường
Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh




 
Chuyển đổi ngôn ngữ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 1
  • Tổng lượt truy cập: 6717442
TIN TỨC TỪ DIỄN ĐÀN