Tin Tức Báo Quảng Ninh điện tử

Tinh giản bộ máy, biên chế: Phương án của ngành LĐ-TB&XH

Thứ năm - 12/06/2014 05:45

Tinh giản bộ máy, biên chế: Phương án của ngành LĐ-TB&XH

Sở LĐ-TB&XH hiện có 9 phòng, 1 chi cục và 7 đơn vị sự nghiệp công lập với 392 cán bộ, công chức, viên chức, lao động (78 công chức, 214 viên chức, 100 hợp đồng). Sở đang tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về 12 lĩnh vực công tác: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; phòng, chống tệ nạn xã hội… Do đặc thù nhiệm vụ quản lý nhiều đối tượng, tính chất công việc nhạy cảm, khối lượng công việc lớn, một số đơn vị sự nghiệp phải thực hiện chế độ làm việc theo ca kíp hoặc ứng trực 24h/ngày, nên để đảm bảo yêu cầu hoạt động, nhiều đơn vị trong ngành phải phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ viên chức, lao động kiêm nhiệm, làm thêm giờ.

Sở LĐ-TB&XH hiện có 9 phòng, 1 chi cục và 7 đơn vị sự nghiệp công lập với 392 cán bộ, công chức, viên chức, lao động (78 công chức, 214 viên chức, 100 hợp đồng).

Sở đang tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về 12 lĩnh vực công tác: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; phòng, chống tệ nạn xã hội… Do đặc thù nhiệm vụ quản lý nhiều đối tượng, tính chất công việc nhạy cảm, khối lượng công việc lớn, một số đơn vị sự nghiệp phải thực hiện chế độ làm việc theo ca kíp hoặc ứng trực 24h/ngày, nên để đảm bảo yêu cầu hoạt động, nhiều đơn vị trong ngành phải phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ viên chức, lao động kiêm nhiệm, làm thêm giờ.

Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc người cao tuổi neo đơn tại Trung tâm.
Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc người cao tuổi neo đơn tại Trung tâm.

Đơn cử, theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, thì Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh (quy mô thường xuyên tập trung nuôi dưỡng, chăm sóc 120 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt) cần 54 biên chế. Hiện Trung tâm mới được giao 32 biên chế, thiếu 22 biên chế. Hay Trung tâm Bảo trợ xã hội (quy mô thường xuyên tập trung nuôi dưỡng, chăm sóc 70 đối tượng người cao tuổi, người tàn tật cô đơn không nơi nương tựa) cần 34 biên chế, hiện mới được giao 22 biên chế, thiếu 12 biên chế. Với khối lượng công việc lớn, tính chất công việc nhạy cảm, nhiều nội dung công việc có tính đột xuất, khẩn trương, ca kíp, ứng trực,... rất cao, nhưng với số biên chế hiện có, các đơn vị đã phải bố trí, sắp xếp lao động kiêm nhiệm, làm thêm giờ. Tuy vậy, nhiều năm qua các đơn vị này vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Từ việc đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế của ngành, Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tinh giản bộ máy, biên chế” của ngành. Trong đó, đưa ra các phương án cụ thể để đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Về phương án sắp xếp, bố trí biên chế, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao hiện nay và trong những năm tới, Sở đề xuất giữ nguyên biên chế, thực hiện điều chuyển biên chế nội bộ đối với một số đơn vị trực thuộc. Cụ thể: Khối quản lý nhà nước gồm các phòng chuyên môn thuộc Sở và Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, đề xuất giữ nguyên biên chế hiện tại là 91 (82 công chức, 4 viên chức, 5 hợp đồng); khối các đơn vị sự nghiệp, đề xuất giữ nguyên biên chế hiện tại là 269 (230 viên chức, 39 hợp đồng).

Về đề xuất điều chuyển biên chế nội bộ: Thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2596/2013/QĐ-TTg, tiến tới giảm dần hình thức cai nghiện ma tuý bắt buộc, tăng cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội; theo lộ trình đến hết năm 2017, Sở có kế hoạch giảm 80 biên chế của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội và điều chuyển bố trí tăng cường cho các đơn vị hiện thiếu người là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...

Bên cạnh đó, về sắp xếp tổ chức bộ máy, Sở có phương án giữ nguyên 9 phòng chuyên môn của Sở; 3 phòng chuyên môn của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, hiện có 28 phòng chuyên môn và tương đương, Sở đề xuất giảm 1 phòng, tăng 1 phòng. Cụ thể: Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (hiện có 4 phòng) giảm 1 phòng trên cơ sở sáp nhập Phòng Quản sinh và Phòng Chăm sóc trẻ sơ sinh, tàn tật, HIV thành phòng Quản lý đối tượng và tư vấn. Trung tâm Bảo trợ xã hội (3 phòng) tăng 1 phòng trên cơ sở thành lập Phòng Quản lý đối tượng tự nguyện theo Quyết định số 897/QĐ-UBND (ngày 9-5-2014) của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thí điểm nuôi dưỡng đối tượng tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thế Thịnh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH: Hiện Sở chưa sử dụng hết số biên chế được giao. Bên cạnh đó, nếu tính theo quy định về định mức nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Bộ LĐ-TB&XH và các đề án thành lập tổ chức của Sở LĐ-TB&XH đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở đã tiết kiệm được 39 biên chế (5 công chức, 34 viên chức), tiết kiệm cho ngân sách gần 3,5 tỷ đồng/năm.

Trên yêu cầu Đề án xây dựng phải thể hiện được sức chiến đấu của Đảng, dựa trên nguyên tắc không tăng biên chế, tự chủ kinh phí, hợp đồng lao động, tại cuộc họp nghe Sở LĐ-TB&XH báo cáo Đề án ngày 3-6 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thuỷ đã yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tiếp tục bổ sung phương án điều chuyển biên chế nội bộ, nghiên cứu áp dụng mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư để xây dựng Đề án.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh

Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn