Hướng dẫn tải gamvip - 1G88.vin trên hệ điều hành IOS, ANDROID và trên PC. 88vin
Rss Feed










THPT Nguyễn Bình, huyện Đông Triều, Quảng Ninh
JW Player goes here
  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024-2025
  • Danh mục Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng...
  • Thông báo danh mục sách giáo sử dụng 2023- 2024
  • TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY GẬY TẠI HỘI KHỎE PHÙ...
  • Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường...
Tin nội bộ thptnguyenbinhqn.edu.vn
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC...
Nhà trường xin thông báo tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025
Danh mục Sách giáo khoa lớp...
Sách giáo khoa lớp 12 lựa chọn sử dụng trong năm học 2024-2025 (Kèm theo biên bản ngày 26 tháng 3...
TƯNG BỪNG, GIÒN GIÃ MÔN ĐẨY...
Nối tiếp thành công của bộ môn Đá cầu, các vận động viên môn Đẩy gậy tiếp tục giành được những thành...
Xin chúc mừng và Vinh danh các...
Xin chúc mừng và Vinh danh các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Bình đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi...

"Trong mơ, em thấy bóng anh về..."

Đăng lúc: Chủ nhật - 09/03/2014 07:15 - Người đăng bài viết: Nguyễn Văn Tuyến

"Trong mơ, em thấy bóng anh về..."

"Cầm giấy báo tử của tôi nhưng bà ấy kiên quyết không tin tôi chết. Một lòng bà ấy vẫn đợi chờ. Mười năm trời dằng dặc..." - Ông Lê Duy Thái xúc động nói về vợ mình như vậy. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Khoan, một giáo viên về hưu, hiện đang sống ở thị xã Quảng Yên. Chuyện mà ông bà kể cho tôi nghe chẳng khác nào cổ tích giữa đời thường...

“Cầm giấy báo tử của tôi nhưng bà ấy kiên quyết không tin tôi chết. Một lòng bà ấy vẫn đợi chờ. Mười năm trời dằng dặc...” - Ông Lê Duy Thái xúc động nói về vợ mình như vậy. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Khoan, một giáo viên về hưu, hiện đang sống ở thị xã Quảng Yên. Chuyện mà ông bà kể cho tôi nghe chẳng khác nào cổ tích giữa đời thường...

Bức chân dung “Em Năm” mà bà Khoan đã ra hiệu ảnh chụp lại để tặng chồng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Bức chân dung “Em Năm” mà bà Khoan đã ra hiệu ảnh chụp lại để tặng chồng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

“Đợi anh, anh lại về...”

“Chuyện dài lắm. Mà có lẽ người phụ nữ nào ở vào địa vị của tôi cũng thế thôi” - Bà Khoan bắt đầu câu chuyện. Bà bảo, bà với ông Thái cùng tuổi, cùng xã chỉ khác làng. Đến năm 1955, khi cả hai đã 13 tuổi, họ mới được đến trường. Và thật tình cờ, lại học cùng lớp với nhau. Khi đó, tụi trẻ thường chia phe cánh giữa các làng chặn đường đánh nhau. Vậy nên ông bà “kình địch” nhau lắm… Cứ như lời ông Thái kể thì hồi ấy bà Khoan như một nữ tướng “cầm quân” hăng hái lắm. Thế nhưng, mỗi lần ông xuất hiện là chẳng những bà không hô xung phong mà còn cho quân “rút lui”… Ông cũng không hiểu vì sao bà ấy lại làm vậy, chỉ biết rằng hai người ngày càng mến nhau. Sau này, có mấy đám dạm hỏi nhưng bà Khoan cứ ậm ừ. Thế rồi năm 1964, ông Thái thi đỗ vào Đại học Tổng hợp nhưng bỏ mà  tình nguyện đi lính. Trước khi lên đường, ông thưa cha mẹ cho lấy cô gái làng bên làm vợ. Lúc này, cả làng, cả xã mới biết họ yêu nhau. Ông Thái tòng quân, bà Khoan vào học Sư phạm, rồi về Đông Triều dạy học. Cứ thế, dằng dặc suốt mười năm ngóng tin chồng từ chiến trường miền Nam…

Tôi hỏi chuyện về cái lần nhận được giấy báo tử của chồng gửi về từ chiến trường, bà Khoan kể: “-Ấy là vào một ngày đầu năm 1968. Cả nhà tôi ai nấy rụng rời. Mẹ chồng tôi chết lặng, cứ thơ thẩn như người mất trí. Cụ đi lang thang suốt để tìm con. Đến nỗi Hợp tác xã phải cử người theo cụ, sợ cụ có chuyện chẳng lành. Khóc mãi rồi tôi nghĩ, mình phải đứng dậy, vì mẹ chồng vì cô con gái còn ẵm ngửa của chúng tôi nữa. “-Và quan trọng hơn” - Bà Khoan nói - “Tận trong sâu thẳm, tôi cứ có linh cảm ông ấy chưa chết. Nhiều lần nằm mơ tôi thấy bóng dáng ông ấy trở về. Thậm chí có lần trong mơ tôi nghe ông ấy còn bảo rằng: - Anh chưa chết được đâu…”.

Và điều kỳ diệu ấy đã xảy ra. Năm 1973, mười năm sau khi nhập ngũ, ông Thái trở về thật!

Nghe vợ nói, ông Thái góp chuyện: “-Những năm đó cuộc chiến rất ác liệt. Thư từ tin tức thất lạc. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân, làng tôi có một ông tên là Thái hy sinh. Người ta nghe không ra, viết thành tên tôi Lê Duy Thái. Mọi sự cũng từ cái nhầm lẫn tai hại ấy…” .

Vợ chồng ông Lê Duy Thái.
Vợ chồng ông Lê Duy Thái.

Ông Thái còn kể, không chỉ có trận Tết Mậu Thân, nhiều lần ông đã thoát chết một cách kỳ diệu. Trước đó một năm, năm 1967, ông Thái bị sốt rét ác tính. Tưởng như đã vô phương cứu chữa nên anh em quân y đưa ông Thái vào nhà xác. “-Đầu óc tôi lúc ấy vẫn vang vọng câu nói của một đồng chí: “-Thái à, mày không thể chết được. Mày sẽ trở về”. Lần ấy, tôi lại vượt qua được cơn bạo bệnh. Lại một lần khác, đơn vị tôi bị tập kích. Tôi chỉ thấy mình lịm đi. Khi tỉnh lại thấy nằm bên sông, miệng ngậm cỏ. Trên người đầy máu. Xung quanh đầy xác người, cả ta lẫn địch. Ngay chính tôi cũng không hiểu tại sao mình lại còn sống. Ấy vậy mà vợ tôi, bà ấy vẫn tin...” - Ông Thái nói.

Bà Khoan nhìn tôi cười hiền: “Thời ấy có yêu, có tin mới gượng lên mà sống được. Ấy là chưa kể chuyện vất vả nuôi mẹ chồng, nuôi con một mình trong khi đó xung quanh đầy lời ong tiếng ve nữa”. Bà Khoan bảo, thời ấy mến nhau, yêu nhau vì trọng cái tình, cái nghĩa, nó gắn kết và thiêng liêng lắm. Ông Thái phụ hoạ thêm: “Tình cảm của chúng tôi vừa là tình bạn, tình yêu, tình đồng hương, đồng môn. Tình nghĩa vợ chồng đã động viên, nhắc nhở tôi đứng vững suốt những năm tháng chiến tranh bom đạn…”.

“Dù ai nhớ thương ai...”

Trước khi đến nhà bà Khoan, tôi nghe có người đồn, ông Thái không chỉ suýt không về vì bom đạn mà còn thiếu chút nữa không về vì… những phút suýt ngã lòng. Cũng chính bà Khoan là người đã kéo ông trở về từ bàn tay của những người đàn bà khác. Hỏi có thật không, ông cười cười: “-Đúng là thế đấy”. Rồi ông đưa tôi xem một cuốn sổ phủ bụi, giấy đã ố vàng, mực đã ngả màu; đó là cuốn hồi ký được ông đặt cho cái tên “Đã một thời chúng tôi sống thế!”. Lướt qua cuốn sổ, tôi đọc to một đoạn cố ý cho bà Khoan nghe: “16-5-1975, ta về. Thương nhớ những người em như em Năm. Em đã tin yêu, trao cho ta tất cả mối tình đầu thơ mộng, chân thật, trong sáng, đằm thắm… May sao, ta vẫn giữ được tấm lòng trong sáng cao thượng cho cả hai anh em. Suốt hơn 9 năm qua, trên chiến trường đầy máu lửa này, thương em, lòng ta luôn trong sáng…”.

Tôi liếc nhìn bà Khoan đầy ẩn ý. Bà Khoan cười, xua xua tay: “Không sao đâu, chú cứ đọc đi! Tôi biết cả rồi. Ông ấy “khai báo” hết rồi!”. Theo “lời khai” của ông Thái thì thời gian ở chiến trường, không hiểu sao ông lại “lọt mắt xanh” của nhiều cô gái vậy. Tính sơ sơ, ở miền Nam đã có đến... ba cô, ấy là chưa kể hồi còn ở Bắc. Ông Thái chép miệng lấp lửng: “Tất cả cũng… bốn, năm cô đấy!”. Bà Khoan cười, bĩu môi, giơ cả 10 ngón tay lên: “-Phải cỡ này. À hơn chứ. Hàng tá đấy chú ạ!”.

“Tất cả chỉ là “thoảng qua” thôi. Không ai bằng bà này đâu!” - Ông Thái cười, nói như đùa, nhưng ánh mắt, nét mặt không giấu được cảm xúc chân thành - “Đây là người đầu tiên và cũng là cuối cùng...”.

“Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, nếu không có những cô gái ở tiền tuyến, chắc tôi cũng không còn cơ hội trở về. Ấy đấy, tấm ảnh của một trong những cô gái ấy chú đang cầm trên tay đấy”. Tôi nhìn tấm ảnh vừa rút từ trong cuốn sổ tay ra. Một tấm ảnh trắng đen, trong  ảnh là một nữ quân nhân rất trẻ, xinh đẹp đứng trước vườn cây. Chưa để tôi hỏi, ông Thái đã khoe ngay: “Ngay chuyện tấm ảnh này, tôi cũng phải mang ơn vợ…”.

Số là ông Thái có tấm ảnh chụp 4 cô quân bưu, trong đó có một cô là “ý trung nhân”, chính là người trong tấm hình tôi đang cầm. Bức ảnh được ông Thái cất kỹ, vậy mà không hiểu sao bà Khoan vẫn biết. Lại còn biết cả chuyện ai trong tấm hình là “tình địch” của mình nữa!

“Cô gái ấy đứng khuất phía sau, thế mà bà nhà tôi vẫn nhận ra. Bà ấy lẳng lặng cầm ảnh ra hiệu, nhờ người ta tách ra như  bức ảnh chân dung, rồi mang về tặng tôi. Tôi vô cùng bất ngờ. Suốt đời này, tôi sẽ không quên món quà ấy” - Người đàn ông râu tóc bạc trắng quay sang nhìn vợ đầy trìu mến.

Lúc này, tôi mới được biết, cô gái trong ảnh chính là “Em Năm” trong đoạn hồi ký tôi vừa đọc lúc trước. Ông Thái xúc động kể lại những lần “Em Năm” cứu ông, chăm sóc cho ông. Tôi không nhớ được hết, chỉ biết có lần ông Thái ốm nặng không đi được. B52 của Mỹ ném xuống như sấm rền. Mọi người lo đi hết. “Một mình cô ấy chạy đến chỗ tôi, ôm lấy tôi tránh đạn. Khi máy bay Mỹ bay qua, tôi nhìn cô ấy, rơi nước mắt…” - Ông Thái bùi ngùi nhớ lại.

Đọc hồi ký của ông Thái, tôi còn biết thêm rằng bà Năm đã mấy lần đi tìm người yêu. Có lần bà Năm nghe tin ông ở Quảng Nam, bèn từ mãi Kom Tum tìm xuống. Lần khác, ngay sau giải phóng Sài Gòn, bà lại khăn gói vào gặp ông, chăm chút cho ông… Ông Thái kể: “-Có lần bà ấy “đánh tiếng” trước. Tôi thú thực là đã có vợ và con gái ở quê rồi. Bà ấy không tin. Tôi cương quyết khẳng định. Bà Năm vẫn quyết tâm đòi làm vợ hai. Nhưng tôi gạt đi: “-Em chẳng tội gì mà phải khổ như vậy cả”.

Mãi sau này, khi ông Thái về Bắc rồi, bà Năm nhờ bà Nghĩa, bạn mình lần theo địa chỉ đến thăm. Bà Nghĩa về thông báo. Từ đó, bà Năm mới thôi không liên lạc nữa. “-Chuyện tình cảm nó lạ lắm chú ạ! Thực lòng tôi rất quý mến cô Năm, nhưng vì quý mến nên tôi không có quyền lợi dụng tình cảm của cô ấy… Tôi nói thật, đến giờ, khi đã ở tuổi này, tôi có thể nhìn thẳng vào mắt vợ mà nói: Cả đời anh luôn chung tình với em!” - Ông Thái nói. Tôi đùa bảo có phải là để lấy lòng bác gái không đấy. Bà Khoan đỡ lời ngay: “-Không đâu. Cái gì chứ cái ấy thì tôi tin là ông ấy nói thật”.

Thay lời kết

Chia tay tôi, vợ chồng ông Thái tiễn ra tận cửa. Bà Khoan nắm tay tôi, bảo: “-Chuyện vợ chồng bác chờ nhau suốt mười năm bằn bặt, giờ các cháu nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng nó là bình thường, rất bình thường thời chiến tranh. Thời ấy con người ta sống như thế, đợi chờ và tin tưởng nhau như thế!”…

“-Nhưng thời ấy là vì hoàn cảnh nó bắt buộc, còn thời nay thì đừng có mà biền biệt xa vợ nhé!”  - Ông Thái nắm tay tôi, nháy mắt cười. Tôi gật đầu, bụng bảo dạ về nhà sẽ kể cho vợ nghe câu chuyện tình của ông bà…

Huỳnh Đăng (thực hiện)
 


Nguồn tin: Trường THPT Nguyễn Bình
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Menu chức năng thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn
thptnguyenbinhqn.edu.vn thptnguyenbinhqn.edu.vn

Tài nguyên mới

Giấy xin phép

Mẫu giấy xin phép cho các cán bộ giáo viên, nhân viên trương trường

Down: 71 View: 2753

bài 12: Kiểu Xâu - Tin hoc 11

Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.

Down: 1118 View: 6925

Bài 4: Cấu trúc bảng - Tin học 12

Bảng dùng để lưu dữ liệu. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Bảng gồm có các hàng và các cột.
 

Down: 715 View: 6200

Thông tư quy định về Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,

Down: 891 View: 5015

Đề KT HK1 K12 2012-2013


Down: 58 View: 1830

Unit4. Special Education


Down: 9 View: 1657

Ga TA 11 (2012-2013)


Down: 78 View: 1759

Đề KT số 1 HK1 K10


Down: 38 View: 1704

Văn bản mới

Cây thư viện

Open all | Close all
TT Lớp HT NN tổng
1 B1 17 23 36
2 B2 17 16 36
3 C1 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tuần 1/tháng 12
TT Lớp HT NN tổng
1 A3 17 23 36
2 B6 17 16 36
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
3 C6 17 31 35
Bảng xếp hạng thi đua
Tin mới thptnguyenbinhqn.edu.vn
 Danh ngôn
Thầy giáo của anh có thể dắt anh đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người.

1) Đỗ Văn Bốn
Ngày sinh: 02/09/1980

2) Phạm Thị Điệp
Ngày sinh: 28/09/1979

 Thăm dò ý kiến

Nhận xét về website

Website thân thiện

Nội dung đặc sắc

Liên tục cập nhật

Tất cả các ý kiến trên

tải gamvip club

Email

  • Tài khoản
  • Mật khẩu
  • Loại email
Cơ sở dữ liệu nghành
Quản lí thư viện trường
Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh




 
Chuyển đổi ngôn ngữ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 562
  • Tổng lượt truy cập: 7172927
TIN TỨC TỪ DIỄN ĐÀN